Giỏ hàng

Chó nhiễm ký sinh trùng máu? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Chó nhiễm ký sinh trùng máu là điều không ai mong muốn bởi căn bệnh này mang nhiều nguy hiểm cho sức khỏe thú cưng, khó chữa lành và dấu hiệu bệnh dễ bị nhầm lẫn.

Chó nhiễm ký sinh trùng máu là nỗi lo mà những ai có thú cưng đều sẽ thấu hiểu. Thông thường, bệnh tiến triển rất nhanh bởi chủ nuôi chủ quan, không phát hiện từ sớm. Vậy căn bệnh này có dấu hiệu nhận biết như thế nào? Cách phòng ngừa, chữa trị bệnh ký sinh trùng máu ở chó ra sao? Cùng Viphapet tìm hiểu ngay ở bài viết bên dưới nhé.

Bệnh ký sinh trùng máu là gì?

Khi chó nhiễm ký sinh trùng máu sẽ gây ra một vài loại bệnh phổ biến có thể kẻ đến như:

  • Babesiosis: Do ký sinh trùng Babesia gây ra và lây truyền qua ve chó từ chó này sang chó khác.
  • Lyme: Do vi khuẩn Borrelia Burgdorferi gây nên, được lây truyền qua các loại ve đen (Ixodes scapularis) hoặc ve nâu (Ixodes pacificus).
  • Ehrlichiosis: Bệnh do ký sinh trùng Ehrlichia gây ra và chủ yếu lây qua ve nâu (Rhipicephalus sanguineus).
  • Anaplasmosis: Gây ra bởi ký sinh trùng Anaplasma, thường lây nhiễm qua các loại ve.

Hình ảnh chó nhiễm ký sinh trùng máu

Bệnh ký sinh trùng máu là gì?

Các loại ký sinh trùng máu thường gặp ở chó

Một vài loại ký sinh trùng phổ biến như Babesia hoặc Ehrlichia.

Babesiosis là bệnh ký sinh trùng máu thường gặp nhất trên chó. Babesiosis xảy ra ở bất kỳ giống chó nào, ở mọi lứa tuổi và thường nghiêm trọng hơn ở chó con. Các triệu chứng của tình trạng này sẽ tùy thuộc vào loại Babesia đã lây nhiễm cho thú cưng của bạn, tuy nhiên, bạn có thể quan sát được những dấu hiệu như: 

  • Yếu ớt
  • Vàng da
  • Sốt 
  • Nước tiểu đổi thành màu sẫm
  • Hôn mê
  • Nổi hạch

Ehrlichiosis là một bệnh nhiễm trùng, gây ra do vi khuẩn Ehrlichia, thường lây truyền qua vết cắn của ve. Bệnh này tấn công hệ thống miễn dịch của chó, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Biểu hiện khi chó nhiễm ký sinh trùng máu này khá tương đồng với Babesia:

  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Chảy nước mắt
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Xuất huyết
  • Thiếu máu

Hình ảnh chó nhiễm ký sinh trùng máu

Một vài loại ký sinh trùng phổ biến như Babesia hoặc Ehrlichia

So sánh điểm khác biệt và giống nhau giữa các loại ký sinh trùng

Điểm giống nhau giữa Babesia và Ehrlichia sẽ là:

  • Đều là ký sinh trùng máu: Cả hai loại đều sống và phát triển trong máu của chó.
  • Đều lây truyền qua ve: Ve đóng vai trò là vật trung gian truyền bệnh từ chó nhiễm ký sinh trùng máu sang chó khỏe.
  • Gây ra các triệu chứng chung: Các triệu chứng ban đầu thường không đặc hiệu và có thể giống nhau ở cả ba bệnh, như sốt, mệt mỏi, giảm cân...

Điểm khác nhau:

Đặc điểm

Ehrlichia

Babesia

Vị trí ký sinh

Tế bào bạch cầu

Hồng cầu

Chu kỳ phát triển

Nhân lên trong tế bào chủ

Nhân lên trong hồng cầu

Triệu chứng đặc trưng

Sốt kéo dài, sưng hạch bạch huyết, chảy máu cam

Sốt, vàng da, thiếu máu

 

Bệnh ký sinh trùng máu nguy hiểm như thế nào?

Tỷ lệ tử vong cao: Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, chó nhiễm ký sinh trùng máu có thể tử vong. Đặc biệt, ở các trường hợp nhiễm trùng nặng, ký sinh trùng gây tổn thương nghiêm trọng đến các cơ quan quan trọng như tim, gan, thận, dẫn đến suy tạng.

Suy giảm hệ miễn dịch: Ký sinh trùng hấp thu và tiêu thụ chất dinh dưỡng khiến cơ thể thú cưng ngày càng gầy gò, ốm yếu. Đồng thời, trong quá trình ký sinh, chúng gây tổn thương các tế bào, làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể, từ đó tăng nguy cơ nhiễm những căn bệnh khác. 

Tổn thương các cơ quan nội tạng: Ký sinh trùng có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho những cơ quan nội tạng quan trọng như: tim, gan, phổi, ruột hay thậm chí là hệ thần kinh. 

Hình ảnh chó nhiễm ký sinh trùng máu

Chó nhiễm ký sinh trùng máu có tỷ lệ tử vong cao

Đường lây nhiễm bệnh ký sinh trùng máu 

Qua vết cắn của ve hoặc bọ chét: Đây là con đường lây nhiễm phổ biến nhất. Khi ve hoặc bọ chét hút máu chó bị nhiễm bệnh, chúng sẽ lấy cả ký sinh trùng vào cơ thể. Sau đó, khi chúng cắn chú chó khác, ký sinh trùng sẽ được truyền sang từ đường ấy.

Qua đường mẹ con: Ký sinh trùng cũng có thể truyền từ chó mẹ sang chó con.

Môi trường sống là yếu tố quan trọng, có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh, bởi ve chó - đường lây nhiễm phổ biến - sẽ phát triển mạnh mẽ ở những môi trường ẩm thấp, thiếu ánh sáng, thiếu sự dọn dẹp, vệ sinh.

Cách chữa trị bệnh ký sinh trùng máu

  • Đến chỗ bác sĩ thú y: Bạn nên đến chỗ bác sĩ để được thăm khám, xét nghiệm máu xác định tình trạng bệnh cho chính xác. Thông thường, chó nhiễm ký sinh trùng máu sẽ được cho uống trong thời gian từ vài tuần  đến  vài tháng, truyền nước, theo dõi, thậm chí phải truyền máu.

  • Theo dõi chó thường xuyên: Ký sinh trùng máu là căn bệnh diễn tiến nhanh và rất khó chữa lành. Trong giai đoạn chữa bệnh, hãy thường xuyên quan sát, kiên nhẫn và chăm sóc bé thật chu đáo. Đồng thời, lưu ý về chế độ dinh dưỡng sao cho đủ chất và dễ tiêu hoá nhất.

Hình ảnh chó nhiễm ký sinh trùng máu

Chó nhiễm ký sinh trùng máu cần được theo dõi, chữa bệnh

Cách phòng bệnh ký sinh trùng máu

Sử dụng thuốc phòng ký sinh định kỳ

Sử dụng thuốc phòng ve, rận, bọ chét là biện pháp nhẹ nhàng nhưng cực kỳ hữu hiệu. Hiện tại, viên nhai phòng nội, ngoại ký sinh NEXGARD đang được đánh giá rất cao trên thị trường. Sản phẩm này có vị thịt bò, hương vị thơm ngon, dễ ăn, thích hợp với hầu hết các loại chó. Với khả năng diệt đến 33 loại nội, ngoại ký sinh, chủ nuôi rất nên sử dụng để bảo vệ chó nhà mình từ sớm. 

Phòng ngừa là việc bất cứ gia đình nào cũng nên làm nếu thực sự yêu thương chú chó của mình. Điều này cũng hạn chế được rủi ro mắc những căn bệnh nguy hiểm hay gây ảnh hưởng cho sức khỏe, thời gian và tiền bạc của bản thân bạn.

Hình ảnh chó nhiễm ký sinh trùng máu

Viên nhai phòng nội, ngoại ký sinh NEXGARD đang được đánh giá rất cao trên thị trường

Dọn vệ sinh sạch sẽ

Môi trường sạch sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ phát triển của ký sinh trùng. Hãy thường xuyên vệ sinh khu vực chuồng nuôi, nơi ở của chó và không gian xung quanh. Đặc biệt, hãy giữ vệ sinh sạch sẽ các vật dụng cá nhân của chó như thảm, chăn, đồ chơi, và bát đựng thức ăn, nước uống của chúng.

Xem thêm: 5 cách trị ve chó hiệu quả - Ve chó có lây sang người không?

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ giúp chó có sức khỏe tốt, từ đó tăng cường sức đề kháng tự nhiên để chống lại các bệnh truyền nhiễm, bao gồm cả bệnh ký sinh trùng máu. Hãy cung cấp cho chó chế độ ăn đa dạng với đầy đủ các nhóm chất như protein, vitamin và khoáng chất. Việc này không chỉ giúp chó phát triển khỏe mạnh mà còn hỗ trợ cơ thể đối phó hiệu quả với các tác nhân gây bệnh từ môi trường.

Tuy nhiên, đừng nên cho chó ăn thức ăn của người, vì hệ tiêu hoá của cả hai rất khác nhau, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khoẻ của chó.

Những câu hỏi thường gặp

Làm sao để biết chó nhiễm ký sinh trùng máu?

Để nhận biết chó có bị nhiễm ký sinh trùng máu, bạn nên chú ý đến các dấu hiệu như mệt mỏi, lờ đờ, mất sức sống, bỏ ăn, hoặc sụt cân nhanh. Một số triệu chứng khác có thể bao gồm nôn mửa, tiêu chảy, hoặc xuất hiện máu trong nước tiểu, phân hoặc chảy máu cam. Chó bị nhiễm ký sinh trùng máu cũng có thể bị thiếu máu, thể hiện qua da và niêm mạc nhợt nhạt hoặc vàng, đặc biệt ở mắt và lợi. 

Tuy nhiên, những triệu chứng này dễ nhầm lẫn với các bệnh khác, vì vậy bạn nên đưa chó đến chỗ bác sĩ thú y để xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm sẽ giúp xác định chính xác tình trạng sức khỏe của chó và từ đó lên phương án điều trị thích hợp.

Chi phí điều trị khi chó nhiễm ký sinh trùng máu là bao nhiêu?

Chi phí điều trị bệnh ký sinh trùng máu ở chó phụ thuộc vào mức độ bệnh và phương pháp điều trị. Trường hợp nhẹ, điều trị bằng thuốc diệt ký sinh trùng và kháng sinh có thể tốn từ 1 đến 3 triệu đồng, tùy theo liều lượng và loại thuốc. Với các trường hợp nặng hơn, có thể chi phí sẽ cao hơn gấp nhiều lần.

Kết luận

Chó nhiễm ký sinh trùng máu là một tình trạng nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của thú cưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, người nuôi cần chú ý đến các dấu hiệu bất thường ở chó, chủ động sử dụng thuốc phòng  ngừa sinh trùng, đồng thời duy trì vệ sinh và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Để xem những bài viết hay ho khác, truy cập vào chuyên mục blog của Viphapet ngay nhé!

Danh mục tin tức

Từ khóa

Facebook Youtube Top