Giỏ hàng

Sán chó - nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị cho chó

Sán chó hay tình trạng chó bị nhiễm giun sán là nỗi lo lắng của rất nhiều người. Vậy tình trạng này nguy hiểm đến mức nào? Nguyên nhân và cách phòng ngừa ra sao? 

Sán chó hay việc chó nhiễm giun sán luôn tiềm tàng rất nhiều nguy hiểm không chỉ cho chó mà còn cho con người. Hiện nay, đời sống và y học ngày càng phát triển hơn, nhưng không vì thế mà tình trạng này chấm dứt. Các loài giun sán luôn xâm nhập vào sâu trong các cơ quan, tấn công và rút cạn đi dinh dưỡng trong cơ thể chó. Vậy các dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng ngừa việc chó nhiễm giun sán là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay ở bài viết này nhé.

Biểu hiện chó bị nhiễm giun sán 

Bạn cần quan sát chó nhà mình kỹ lưỡng để kịp thời phát hiện những dấu hiệu sán chó và chữa trị. Các dấu hiệu cho thấy bé đã bị nhiễm giun thường gặp như sau:

  • Tiêu chảy: Đây là dấu hiệu dễ thấy nhất khi chó bị sán, báo hiệu đường tiêu hoá của chó không ổn. 
  • Thường xuyên đau bụng: Chó sẽ thường kêu la, tỏ ra khó chịu, đặc biệt là khi bạn chạm vào bụng bé.
  • Sút cân bất thường: Nếu chó ăn uống bình thường nhưng vẫn sút cân, đừng chủ quan vì đây là triệu chứng sán chó.
  • Bụng trương to: Tình trạng này sẽ thường gặp hơn ở các bé chó con.
  • Phân xuất hiện máu: Bạn không nên bỏ qua dấu hiệu này, đôi khi nó còn báo hiệu về những căn bệnh nguy hiểm khác.
  • Khó thở: Chó gặp khó khăn trong việc hô hấp có thể bởi giun tim ký sinh trong các mạch máu và tim.

Xem thêm: Chó bị tiêu chảy: nguyên nhân và các chăm sóc

Hình ảnh chó bị nhiễm sán chó

Biểu hiện chó bị nhiễm giun sán 

Phân biệt các loại giun sán 

Có những loại giun thường gặp như sau:

  • Sán dây: Dipylidium caninum là loài sán dây phổ biến nhất với chiều dài “khủng" 50cm. Nếu bị nhiễm giun sán, các bé nhà bạn sẽ chứa đến vài con sán trong ruột. Khi chó thải phân, sán dây và trứng sán theo đó ra ngoài môi trường, ấu trùng bọ chét ăn phải sẽ dễ dàng lây sang chó và con người. Một loài sán dây nguy hiểm khác là Echinococcus granulosus, chúng thường ký sinh, phát triển trong những cơ quan quan trọng như gan, phổi,... gây ra nhiều căn bệnh rất nguy hiểm.
  • Giun tim: Giun tim lây truyền thông qua  muỗi đốt. Chúng phát triển rất nhanh, tiến đến tim và động mạch phổi chỉ sau khoảng 4 tháng. Khi nhiễm bệnh, cơ thể chó có thể có đến 15 con giun tim với chiều dài trung bình là 30cm, gây tắc nghẽn tim, phổi và các mạch máu, nếu phát hiện trễ có thể gây ra tử vong.
  • Giun tròn hay giun đũa: Loại giun này thường lây truyền từ chó mẹ sang chó con trong quá trình mang thai hoặc cho bú. Nếu phát triển mạnh mẽ, chúng có thể gây ra loét ruột, thủng ruột, ói mửa, gầy yếu hoặc thậm chí là tử vong. Ấu trùng giun đũa có thể di hành đến các cơ quan được gọi là ấu sán chó và các ấu sán này gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của chó.
  • Giun móc: Giun móc thường ký sinh ở đoạn ruột non nên chúng dễ dàng “hút sạch" các chất dinh dưỡng trong cơ thể chó. Vì vậy, chó thường gầy gò, ốm yếu. Ngoài ra, chúng còn tấn công vào các cơ quan khác như tim, phổi,...và gây ngứa ngáy ngoài da rất khó chịu.

Nguyên nhân chó bị nhiễm giun sán 

  • Ăn phải ấu trùng: Với tập tính của mình, chó thường hay ăn cỏ hoặc lân la mặt đất để tìm đồ ăn. Vì vậy, chúng rất dễ nuốt phải ấu trùng giun nếu gia đình không để ý.
  • Lây nhiễm qua không gian sống: Ruồi, muỗi đều là những loài ký sinh mang trong mình rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm khác nhau. Nếu không dọn dẹp không gian sống thường xuyên, chúng dễ dàng tấn công chó cưng nhà bạn. Ngoài ra, chó còn dễ bị nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với phân chứa ấu trùng của những chú chó khác.
  • Ăn thịt sống: Ăn thịt chưa nấu chín sẽ khiến nguy cơ nhiễm sán chó tăng lên rất cao. 

Hình ảnh chó bị nhiễm sán chó

Nguyên nhân chó bị nhiễm giun sán 

Cách phòng bệnh giun sán ở chó

Đi khám thú y thường xuyên

Bác sĩ thú y luôn là người đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp nhất. Vì vậy, bạn nên đưa chó nhà mình đi thăm khám, kiểm tra mẫu phân đều đặn mỗi năm một lần để kịp thời phát hiện, chữa trị nếu có bệnh.

Sử dụng thuốc để phòng bệnh định kỳ

Phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh. Việc sử dụng thuốc để phòng ngừa hàng tháng là điều cực kỳ cần thiết. Bạn có thể tham khảo những loại thuốc phòng bệnh hiệu quả, nổi tiếng như bên dưới:

NexGard Spectra trị nội, ngoại ký sinh

Hiện tại, NexGard Spectra vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu cho những gia đình nuôi chó. Sản phẩm có dạng viên nhai vị thịt bò, phù hợp với sở thích của thú cưng.

Công dụng: NexGard Spectra được ví như rào phòng ngừa tuyệt đối, bởi nó không chỉ đánh bay 16 loại ký sinh trùng bên ngoài như: ve, muỗi, bọ chét, ghẻ,... mà còn diệt sạch 17 loại giun bên trong như: giun đũa, giun tóc, giun móc, giun tim,…Sau 48 giờ, đảm bảo ve, bọ chét bị diệt sạch bong.

Cách dùng: Sản phẩm hiệu quả tốt cho chó từ 8 tuần tuổi trở lên. Bạn có thể cho chó nhai trực tiếp hoặc trộn nhuyễn với cơm cho dễ ăn. Tùy vào cân nặng, sẽ phù hợp với viên thuốc size XS, S, M, L khác nhau. Một tháng chỉ cần cho chó nhai 1 viên là được. 

Hình ảnh NexGard Spectra trị nội, ngoại ký sinh

NexGard Spectra trị nội, ngoại ký sinh

Heartgard Plus trị nội ký sinh, giun sán hiệu quả

Đây cũng là sản phẩm được rất nhiều gia đình tin tưởng chọn mua. Heartgard được làm từ thịt bò thật, chuyên trừ khử những loại nội ký sinh như: giun tim, giun đũa, giun móc,...

Công dụng: Loại trừ ấu trùng giun tim ở giai đoạn 0 - 30 - 60 - 90 - 120 ngày tuổi sau khi nhiễm. Kết hợp với điều trị, kiểm soát giun đũa và giun móc hiệu quả.

Cách dùng: Viên nhai được làm từ thịt bò thật rất ngon miệng, phù hợp cho chó từ 6 tuần tuổi trở lên. Tuỳ vào số cân nặng mà chó nhà bạn sẽ phù hợp với cỡ thuốc khác nhau. Bạn nên sử dụng 1 tháng 1 lần để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Hình ảnh Heartgard trị nội ký sinh cho chó

Heartgard Plus trị nội ký sinh, giun sán hiệu quả

Vệ sinh sạch sẽ khu vực của chó

Phân là nơi dễ dàng lan truyền vi khuẩn nhất. Nếu có ai hoặc vật nuôi trong nhà lỡ chạm vào phân có ấu trùng đều rất dễ bị sán chó. Vì vậy, bạn nên dọn phân thật nhanh chóng, vừa giữ sạch không gian sống, vừa bảo vệ cả chó cưng và chính mình.

Trong quá trình nô đùa, lăn lộn trên mặt đất, các ấu trùng gây bệnh rất dễ bám trên lông chó. Vì vậy, việc tắm rửa sẽ ngăn việc ký sinh trùng sinh sôi và tấn công vào cơ thể chó.

Hình ảnh chó uống thuốc trị sán chó

Vệ sinh sạch sẽ khu vực của chó

Điều trị chó nhiễm giun sán 

Ngay sau khi phát hiện chó nhiễm giun sán, bạn hãy nhanh chóng đưa bé đến chỗ bác sĩ thú y gần nhất để được chẩn đoán, phát hiện chính xác loại giun gây bệnh, từ đó tìm được phương pháp chữa bệnh phù hợp. Ngoài ra, trong thời gian chữa bệnh, hãy giữ cho môi trường sống của chó thật sạch sẽ, thoáng mát. 

Xem thêm: Nhận biết và chăm sóc chó, mèo bệnh tại nhà

Hình ảnh chó điều trị sán chó

Điều trị chó nhiễm giun sán 

Câu hỏi thường gặp về bệnh sán chó

Bệnh sán chó có lây không?

Bệnh sán chó không lây từ người sang người, nhưng sẽ lây từ vật nuôi sang người. Vì vậy, để bảo vệ chính mình, hãy phòng ngừa, chăm sóc thú cưng thường xuyên nhé.

Điều trị sán chó có khó không?

Đối với chó nhiễm giun sán không gặp quá nhiều khó khăn trong việc điều trị, bạn chỉ cần phát hiện kịp thời và đưa đến cơ sở thú y uy tín là được. Tuy nhiên, bạn vẫn nên theo tiêu chí “phòng bệnh hơn chữa bệnh" bằng cách uống thuốc, tiêm ngừa định kỳ.

Đối với người bị nhiễm sán chó thường quá trình điều trị mất rất nhiều thời gian và phải kiên trì với liệu trình mà bác sĩ kê toa nên việc phòng giun sán cho chó và cho người được ưu tiên hàng đầu.

Sán chó có nguy hiểm không?

Bạn đừng quá lo lắng, sán chó không quá nguy hiểm nếu cún cưng được phát hiện, chữa trị kịp thời. Vì thế, hãy thường xuyên đi kiểm tra sức khoẻ cho chó nhà mình nhé.

Kết luận

Qua bài viết trên, bạn đã nắm được những biểu hiện của sán chó, cùng nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị căn bệnh này. Hy vọng những thông tin này sẽ hỗ trợ bạn trong việc chăm sóc thú cưng. Vẫn còn nhiều bài viết hữu ích khác, truy cập vào trang của Viphapet để cập nhật ngay!

Danh mục tin tức

Từ khóa

Facebook Youtube Top