Cạnh tranh khi trong nhà có nhiều hơn 2 bé mèo
Mèo không phải là loài động vật thích cuộc sống “cô độc”. Thật ra, mèo còn là những con vật rất dễ hoà đồng. Tuy nhiên, đây chỉ là các trường hợp các chú mèo cùng sống với nhau từ nhỏ, chúng thường rất thân thiết và hay chơi cùng nhau khi lớn lên. Còn đối với những chú mèo trưởng thành, làm quen một bạn mới là một việc mà các Sen tưởng không khó chứ thiệt ra là khó không tưởng. Vì sao ư? Đọc tiếp nha.
Nguyên nhân các chú mèo trong nhà bất hòa
@Hình 1: Đối với mèo trưởng thành, làm quen với bạn mới là rất khó
Đặt tính đánh dấu và bảo vệ lãnh thổ ở mèo thường được thể hiện một các đặc biệt mãnh liệt. Đặc biệt là ở mèo đực trưởng thành. Nếu bạn vẫn muốn đưa một bé mèo mới về nhà thì những trận chiến, những xung đột giữa chúng là điều khó tránh khỏi. Vì bé ở nhà đang cảm thấy lãnh phố của mình bị xâm phạm mà.
Bé mèo sẵn sàng thương bạn hết mực, nhưng không phải lúc nào cũng đủ bao dung để yêu thêm một chú mèo khác nữa đâu. Rõ ràng là đang chiếm trọn được Sen thì giờ phải chia cho một đứa lạ hoắc thì ai mà thương cho nổi, phải không nè.
Mèo đực thường rất hiếu chiến, đặc biệt là những chú mèo chưa được triệt sản. Chúng đấu nhau đôi khi không chỉ vì mèo cái, mà là vì lãnh thổ, muốn chứng tỏ địa vị của mình trong nhà là phải cao hơn bạn kia. Nếu cả hai đều hiếu chiến thì một trận xô xát được vận dụng từ chân tới miệng chắc chắn sẽ xảy ra. Lập tức tách chúng ra nhé, không gặp được nhau, thiên hạ sẽ thái bình.
Đứng trước sự tấn công hoặc sắp bị mèo khác tấn công, bé mèo sẽ phát ra bản năng tự vệ bẩm sinh, vừa bảo vệ mình vừa bảo vệ những thành viên khác. Một chú mèo mới về nhà khiến chúng luôn có cảm giác không an toàn và thủ mình trong trạng thái tự vệ. Hoặc ngược lại, một bé mèo mới về nhà tất nhiên là sợ bé mèo cũ rồi.
Giải quyết như thế nào?
@Hình 2: Hãy tách mèo ra khi chúng bắt đầu gây chiến
Cách ly, cách ly, và cách ly. Điều quan trọng nên phải lập lại ba lần. Hạn chế thấp nhất cơ hội gặp gỡ, không để các chú mèo có cơ hội tiếp xúc với nhau đặc biệt là trong lúc ăn hoặc các tình huống có thể dẫn đến một trận đấu xáp la cà.
Không phạt các chú mèo dù trong bất kỳ tình huống nào. Sự trừng phạt chỉ làm tăng tính hung hãng sẵn có trong chúng. Đôi khi, bé mèo cũng xem bạn là kẻ thù cần tấn công luôn.
Nếu mèo nhà bạn đã trưởng thành, xem xét thật kỹ nếu bạn thật sự muốn nhận nuôi thêm một thành viên mới. Hãy tìm hiểu rõ tính cách của cả hai chú mèo, chúng có thật sự sống chung được hay không. Hạn chế nuôi quá nhiều mèo, vì thế nào cũng có một vài con trong số đó ghét nhau ra mặt cho xem.
@Hình 3: Hãy yêu thương các bé như nhau để giảm thiểu sự cạnh tranh
Bạn cần can thiệp vào hầu hết các trận cãi nhau của chúng. Chúng không thể tự giải quyết vấn đề được, chỉ có đàng đánh thì càng ghét nhau thôi. Nhưng cũng không phải trực tiếp dùng tay tách chúng ra nhé, bạn sẽ bị cắn và cào rất đau đớn đó. Tìm cách phân tán sự chú ý của cả hai, rồi từ từ tách chúng ta. Hẹn khi khác làm quen lại.
Tình bạn của những chú mèo luôn là một điều bí ẩn, có nhiều tiêu chí để xác định các bé mèo có thể hoà hợp với nhau hay không nhưng cho đến nay, ngay cả các chuyên gia về hành vi động vật vẫn còn chưa hiểu hết một cách đầy đủ. Nên các Sen vẫn cứ cẩn trọng mà yêu thương các bé đều nhau nhé.