Giỏ hàng

Leptospirosis - những điều chủ nuôi cần biết

Leptospira là một loại xoắn khuẩn gây bệnh trên chó, mèo, chuột, bò, heo, các loài thú hoang dã và cả trên con người. Con vật mang mầm bệnh Leptospira nguy hiểm nhất đó là chuột.
 

1. Sự nhiễm bệnh

Khi động vật bị nhiễm, vi khuẩn sẽ được thải ra môi trường qua nước tiểu của chúng, vì thế vi khuẩn có thể đi theo nước tiểu và thấm vào đất rồi tồn tại trong môi trường đất hoặc nước lên đến nhiều tuần hoặc thậm chí là nhiều tháng liền. Thú cưng nhà bạn có thể dễ dàng bị nhiễm khi tiếp xúc với nước tiểu của những con vật khác đang mang mầm bệnh, hoặc là chúng tiếp xúc với môi trường mang mầm bệnh. Nhưng khi bị nhiễm, thú cưng thường không biểu hiện triệu chứng gì rõ ràng ở giai đoạn đầu. Một khi động vật đã bị nhiễm, kể cả thú hoang dã hay thú cưng nuôi nhà thì chúng cũng có thể sẽ thải vi khuẩn ra môi trường bên ngoài liên tục có khi lên đến vài tháng hoặc vài năm.

See the source image

Nếu thú cưng của bạn bị nhiễm bệnh, thì rất có thể chúng đã tiếp xúc với nguồn vi khuẩn có trong môi trường, hoặc đã nhiễm bệnh trực tiếp từ nước tiểu của động vật khác. Thú cưng của bạn cũng có thể đã uống nhầm nguồn nước có nhiễm bệnh, hoặc đã đi vào các vũng nước có chứa vi khuẩn Leptospira. Vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể thú cưng xuyên qua da hoặc niêm mạc (mắt, mũi và miệng), đặc biệt là khi thú cưng của bạn đang có vết thương hở trên bề mặt da. 

2. Triệu chứng

Chó mèo ở giai đoạn nhỏ tuổi sẽ có khả năng nhiễm bệnh cao hơn đối với chó mèo đã già.

Những triệu chứng của thú cưng khi bị nhiễm vi khuẩn Leptospira sẽ không rõ ràng, chúng sẽ biểu hiện những triệu chứng rất thường hay nhầm lẫn với các bệnh khác, như:

  • sốt

  • ói

  • đau bụng

  • tiêu chảy

  • biếng ăn

  • mệt mỏi

  • buồn chán

  • đau nhức cơ thể

  • không thể có thai (đối với chó hoặc mèo cái), thậm chí Leptospira có thể gây ra sẩy thai ở chó/mèo đang mang thai.

Nhưng nếu để bệnh tiến triển một thời gian dài, con vật sẽ có những biểu hiện nghiêm trọng như, niêm mạc vàng, chức năng thận suy giảm, và xuất huyết.

Khi thú cưng của bạn đã bị nhiễm bệnh, thì bạn cũng nên cân nhắc đến bệnh viện để có được sự chẩn đoán nhanh chóng nhất, bởi vì, bệnh Leptospira này có thể lây truyền từ động vật sang người.

3. Điều trị

Khi thấy thú cưng của mình có những triệu chứng bất thường, bạn nên liên hệ với Bác sĩ thú y để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Bệnh nhiễm Leptospira có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Nếu việc điều trị được thực hiện sớm, chúng có thể phục hồi nhanh hơn và các cơ quan trong cơ thể cũng ít bị tổn thương hơn.

Thời gian từ khi tiếp xúc với vi khuẩn đến khi phát bệnh thường là 5 đến 14 ngày, nhưng có thể ngắn hơn, và cũng có thể lên đến 30 ngày hoặc nhiều hơn.

4. Phòng ngừa

Để phòng ngừa được bệnh Leptospira, bạn nên kiểm soát chuột trong khu vực sống của mình. Nên tránh cho chó, mèo tiếp xúc và bắt chuột vì chuột là nguy cơ cao nhất gây ra bệnh này. Nên đưa thú cưng của mình đi tiêm ngừa đúng quy trình là việc thiết yếu. Thậm chí là khi phát hiện ra bệnh Leptospira, bạn nên tìm hiểu chủng của loài vi khuẩn này, vì rất có thể thú cưng của bạn đã nhiễm một chủng Leptospira khác.

 

Ngoài ra, luôn phải rửa tay bằng xà phòng sau khi bạn tiếp xúc với nước tiểu hoặc phân của động vật.

Danh mục tin tức

Từ khóa

Facebook Youtube Top